Luật sư Tạ Quốc Cường - Văn phòng luật sư Sự Thật - cho biết: Việc Trang Trần bị khởi tố tội danh này là đúng người, đúng tội, phù hợp với hành vi của người mẫu này.

Ngày 5.5, trung tá Nguyễn Quốc Hợp - Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Trang (SN 1985, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, nghệ danh Trang Trần) để điều tra hành vi "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 257 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, do đang mang thai và chưa có tiền án, tiền sự nên Trang Trần được áp dụng biện pháp cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.


 Trang Trần có thể đối mặt với mức án từ 6 tháng đến 3 năm tù - 1
Trang Trần trong chương trình truyền hình “Cuộc đua kỳ thú”.
Theo điều tra, trước đó, tối 26.2, lực lượng Công an phường Hàng Buồm phát hiện một chiếc xe taxi đi vào tuyến phố cấm Tạ Hiện (thuộc phường Hàng Buồm) nên yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ. Tuy nhiên, lúc này diễn viên Trang Trần bước ra khỏi xe taxi và có lời lẽ chửi bới, lăng mạ, chống đối các chiến sĩ Công an phường Hàng Buồm đang thi hành nhiệm vụ. Thậm chí, Trang Trần còn tát, đá vào người một số cán bộ, chiến sĩ.



Sau đó, Trang Trần bị áp giải về trụ sở công an làm việc. Tại đây, Trang Trần tiếp tục có những lời lẽ chửi bới không đúng mực với cán bộ công an. Cơ quan điều tra cũng xác định Trang Trần say rượu khi thực hiện hành vi.



Cơ quan điều tra xác định hành vi của Trần Thị Trang có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nên ngày 27.2 đã ra quyết định bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi "Chống người thi hành công vụ". Sau 2 ngày bị cơ quan điều tra tạm giữ, tối 1.3, Trang Trần đã viết bản kiểm điểm thừa nhận hành vi sai trái, khi lăng mạ, hành hung lực lượng chức năng, xin lỗi người hâm mộ. Cô bày tỏ sự ân hận về lỗi lầm mình gây ra, mong muốn được các cơ quan pháp luật xem xét, tạo điều kiện được sửa chữa.



Ngày 2.3, mẹ của Trần Thị Trang cũng đã có thư xin lỗi gửi Ban Giám đốc Công an Hà Nội, Công an quận Hoàn Kiếm, Công an phường Hàng Buồm, xin bảo lãnh cho Trang Trần.


Trao đổi với phóng viên về việc người mẫu Trang Trần bị khởi tố tội danh “Chống người thi hành công vụ”, luật sư Tạ Quốc Cường -  Văn phòng luật sư Sự Thật (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết: Việc Trang Trần bị khởi tố tội danh này là đúng người, đúng tội, phù hợp với hành vi của người mẫu này. Trang Trần bị áp dụng khoản 1, Điều 257 Bộ luật Hình sự, với mức hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.



Luật sư Cường cho rằng, việc người mẫu Trang Trần khai báo thành khẩn, gửi lời xin lỗi đến lực lượng chức năng, ân hận trước hành vi sai trái của mình hoàn hoàn toàn có thể căn cứ xem xét là tình tiết giảm nhẹ. Cụ thể trong trường hợp này, người mẫu Trang Trần có thể được xem xét tình tiết giảm nhẹ theo điểm h, điểm p, Điều 46 Bộ luật Hình sự (Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải).


Tuy nhiên, ngoài bị xử lý hình sự, Trang Trần cũng có thể bị phạt hành chính 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo điểm a, khoản 3, Điều 20, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội về hành vi chống người công vụ.



Điều 257: Tội chống người thi hành công vụ
 
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm : a)  Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm.
Theo Thắng Quang (Danviet.vn)

Bắc Kinh hôm nay (4/5) lại tiếp tục có hành vi ngang ngược, khi lại đưa biên đội tàu Hải giám gồm 2 chiếc tải trọng 1.000 tấn tới khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tiến hành hoạt động tuần tra trái phép.


Trung Quốc điều 2 tàu hải giám tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa. (Ảnh:
Trung Quốc điều 2 tàu hải giám tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa. (Ảnh:China News)

Tờ China News cho biết sáng 4/5, Trung Quốc đã điều 2 tàu chấp pháp thuộc biên chế của tỉnh Hải Nam là tàu “Hải giám 2168” và “Hải giám 2169” loại 1.000 tấn, xuất phát từ Hải Khẩu tới khu vực Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam để tuần tra trái phép. 

Ngoài ra, các tàu của Bắc Kinh cũng dự kiến tới tuần tra tại "quần đảo Trung Sa" (?) Thực chất, cái mà Trung Quốc gọi là "quần đảo Trung Sa" chỉ là bãi ngầm Macclesfield nằm ở phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa. 

Macclesfield là bãi ngầm rộng nhất trên biển Đông (cùng với bãi Cỏ Rong trong quần đảo Trường Sa) và không phải là quần đảo đúng nghĩa như quy định trong Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).

Tham dự hoạt động tuần tra trái phép này có một số đơn vị của tỉnh Hải Nam như: Cơ quan giám sát hải dương và ngư nghiệp, Trung tâm nghiên cứu dự báo khí tượng biển, Viện nghiên cứu địa chất biển. 

Đặc biệt, trong chuyến đi lần này, biên đội tàu ngoài việc tiến hành các hoạt động tuần tra bất hợp pháp như mọi lần, còn thực hiện các hoạt động khảo sát biển nhằm tìm kiếm tài nguyên biển, điều tra đánh giá môi trường khí hậu biển, môi trường sinh thái biển và tài nguyên ngư nghiệp.

Hoạt động tuần tra  trái phép quần đảo Hoàng Sa lần này của biên đội tàu Hải giám trên sẽ kéo dài khoảng hơn một tuần (từ ngày 4-11/5). 

Trước đó, vào ngày 21/4, Bắc Kinh cũng điều biên đội tàu Hải Tuần 21 và Hải Tuần 1103 tới Hoàng Sa để tuần tra bất hợp pháp trong 11 ngày.

“Hải giám 2168” và “Hải giám 2169” là tàu hải giám loại 1.000 tấn của Trung Quốc, có chiều dài 79,9 m, chiều rộng 10,6 m, lượng giãn nước 1.330 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, có thể di chuyển liên tục trên biển 5.000 hải lý.

Các hoạt động này tiếp tục thể hiện ý đồ của Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng biện pháp tuần tra trái phép. 

Ngày 28/4 vừa qua, Trung Quốc đã điều thêm một giàn khoan bán ngầm nước sâu loại "khủng" là giàn khoan Hưng Vượng xuất phát từ Yên Đài để tới khu vực Biển Đông hoạt động.

China News
Sáng nay, lúc 6h54' trong chương trình Chào buổi sáng, VTV1 đã đưa hình ảnh, clip đã đưa hình ảnh Tổng thống Obama lên sóng, trong đó đáng chú ý là có hình ảnh của Nguyễn Văn Hải - Điếu cày, đang ngồi cạnh ông Obama.



Đây là vụ việc có vấn đề rất nghiêm trọng và trách nhiệm thuộc về nhà đài.

Chưa rõ đây là hành động vô ý hay cố tình của nhà đại, nhưng chắc chắn trách nhiệm của sự việc này nhà đài cần giải thích rõ.


Tiêu Ớt

Chị tưởng em thế nào chứ em cũng chỉ là con rùa rụt cổ thôi em ạ. Em mở mồm em chửi người này, người khác ngày này qua ngày khác như một con chó hoang, vậy mà chị mới chỉ nhắc khéo em một chút chút chút... mà em đã như bị ăn phải bả chó rồi thì còn làm ăn gì được nữa hả em.Em ơi, với những người như em, không có tài cán gì, hàng ngày chỉ biết sủa sủa... để được bố thí mấy đồng bạc lẻ sống cho qua ngày đoạn tháng ấy mà, thì dù có làm gì đi nữa cũng không nên cơm cháo gì đâu.

Đất nước này, giang sơn tổ quốc này chắc cũng không cần em đâu, em không làm nên tích sự gì đâu. Cho nên, chị nghĩ, em hãy cứ chăm lo làm ăn, chăm chỉ làm việc cho nó thanh thản cái óc chó của em, em ạ.

Em à, chị nghĩ em còn có vợ, có con, cha mẹ, gia đình, họ hàng, rồi còn mồ mả tổ tiên nữa. Trách nhiệm của em, người đàn ông (đàn bà) "đại trượng phu" còn có nghĩa vụ chăm nom, hương khói cho các cụ, để các cụ lạnh lẽo là tội em to lắm đấy Thắng àh, tộ này là tội "bất hiếu" đấy.

Mà chị nghĩ, loại như em chắc cũng chẳng có hiếu với ai đâu mà.

Tiêu Ớt.
Thưa quí vị độc giả, đang nằm nghỉ trưa Tiêu Ớt tôi đây thấy có cái gì đó không ổn, cái không ổn đó chính là có người họ Nguyễn tên Thắng (Quyết Nguyễn Thắng), với tên họ như vậy chắc cũng là người VN, hoặc cũng là có gốc gác ở VN. Vậy nhưng, không biết vì lý do gì, vì chưa được học hành đến nơi đến chốn, hay hoàn cảnh gia đình, xã hội đưa đẩy, vì miếng cơm manh áo mà thiếu hiểu biết, thiếu sự chín chắn (theo chị thì chắc cũng đủ tuổi 18+).
Nhưng không sao, thiếu hiểu biết thì có thể học hỏi, chưa được dạy giỗ có thể dạy thêm. Nhìn hình ảnh, gương mặt chắc cũng có thể nói rằng không phải loại đần độn, cũng có thể giáo dục, cải tạo.
Nhưng than ôi, phúc đức nhà nó chắc cạn rồi. Liệt tổ liệt tông nhà nó chắc thất đức nên có đứa con, đứa cháu mất nết, à quên, phải nói là mất dạy, vô học.
Cứ tưởng được mấy đồng lẻ $ mà ăn nói xằng bậy xằng bạ.
sau đây tôi xin trích vài đoạn tên này viết:

Để rồi một fb, chắc cũng là ít tuổi hơn, phải thốt lên rằng:
Hãy có văn hóa hơn:


Ở đây chị không muốn nói nhiều, với loại mất dạy như mày Thắng à, chú chưa đủ tư cách để nói chuyện với chị đâu.
Chị đây, vì muốn tốt cho chú, muốn cho chị em sống hòa thuận, cho đất nước được nhờ.
Đến đây chị dừng bút để em suy nghĩ Thắng nhé.
Thư quý vị, trong đời người ngắn ngủi của chúng ta, chắc chẳng có ai là hoàn hảo 'nhân vô thập toàn". Vì vậy, thù hận để làm gì? Hay vì sao phải thù hận???
Tôi xin được đăng lại một bài viết của một cựu chiến binh năm xưa

“Tôi là người lính từng tham gia chiến tranh, tự nguyện và hết lòng. Nhiệm vụ của người lính; trách nhiệm với đồng đội, đơn vị, tổ quốc; danh dự cá nhân, gia đình đã buộc tôi gắn kết với chiến tranh 12 năm.
Tôi có sự căm thù không? Không! Chúng tôi biết gì người Mỹ mà căm thù họ! Nhưng người Mỹ đã tới.
Khởi đầu của cuộc chiến, Mỹ ném bom miền Bắc và tuyên bố: “Đánh cho Việt Nam quay lại thời đại đồ đá”. Hãy hình dung, khi một con người bị sỉ nhục như thế, nhất là con người ấy yêu quê hương, yêu từng viên đá, gốc cây Hà Nội, sẽ hành xử ra sao nhất là khi anh ta trực tiếp nhìn rõ bom của người Mỹ ném xuống mảnh đất thân yêu, giết chết bao con người chưa một lần gây hấn với họ. Họ, người Mỹ đã ném chiến tranh xuống quê hương của tôi, của em, của ta và của chúng ta, khi Hà Nội là trái tim của cả nước.
Và khi ấy, hỏi ai lại cam tâm ngồi yên. Và chúng tôi đã ra trận chiến đấu với chỉ lòng dũng cảm vô song, bởi nếu không có lòng dũng cảm, sẽ không ai dám chống lại người Mỹ, khi thực sự nhìn chúng bay, rải thảm cái chết...
Chúng tôi phải đánh nhau với súng ống cổ lỗ, từ súng máy 12, 7 ly tới pháo 57, 100 ly, đều là loại súng ống của đại chiến II. Kể cả tận khi trang bị tên lửa thì Sam II cũng là loại tên lửa cổ lỗ. Trong khi đó, người Mỹ dùng tất cả sức mạnh của hải quân của không quân từ B52 tới F, A các loại siêu thanh, đều là phương tiện hiện đại nhất.
Thế hệ chúng tôi đã kế tục truyền thống chống Nguyên Mông của tiền nhân, thay vì thích trên cánh tay, chúng tôi thích hai từ Sát Thát vào tận trái tim từng người ra trận. Lứa Hà Nội khi ấy đều đa số có học, ý thức rất rõ việc chúng tôi đang làm, đang chiến đấu, theo đuổi. Chúng tôi đã đánh hàng trăm trận, bất kể khi người Mỹ với sức mạnh quân sự tưởng như ăn sống nuốt tươi đối thủ trên không và trên biển, trên bộ. Nhưng sự áp đảo của cả đạo quân gồm không quân hải quân, xe tăng và bộ binh trang bị tận răng, no đủ như ở nhà, vẫn không làm chúng tôi run sợ. Mãi tới năm 1971 họ mới nhận ra, khi anh làm nhục một dân tộc, tức là các anh đã khơi dậy một cơn giận dữ bất tận của một dân tộc.
Khi những hòa ước được ký kết, người Mỹ hạn chế và chấm dứt ném bom miền Bắc chúng tôi lại vào Nam chiến đấu. Hỏi tôi có hận thù gì với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không? Không! Tôi không có hận thù gì với anh em binh sĩ miền Nam, nhưng tôi không muốn người Mỹ và tất cả binh lính nước ngoài chà đạp lên Tổ quốc tôi. Khi người Mỹ sát cánh với họ chà đạp 60 vạn gót giầy trên quê hương miền Nam, tôi đã một lần nữa vào Nam chiến đấu.
Tôi không có ân oán gì về cá nhân với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cả, nhưng chúng tôi, những con người tường các quy luật của chiến tranh, cả sử nước nhà và lịch sử thế giới, ý thức rất rõ và cụ thể từng trận chiến rằng: Chiến tranh chỉ chấm dứt khi có một bên thắng bên thua, vì đất nước Việt Nam không thể chia cắt. Do vậy, tôi và bao người đã chiến đấu cho cánh quân bên chúng tôi - bộ đội miền Bắc, tới giọt máu, tới sức lực cuối cùng, nhằm chiến thắng để chấm dứt chiến tranh chứ không phải giải quyết thù hận. Ngày 30/4/1975, trước khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hàng vạn vạn binh sĩ chúng tôi đều muốn sống, cầu nguyện được là kẻ sống sót cuối cùng sau cuộc chiến; song không ai bảo đảm rằng, họ có thể chắc chắn sẽ còn lại trong trận chiến cuối ấy.
Cho tới hôm nay khi ngồi viết những dòng này tôi nhận ra, cuộc chiến ở Việt Nam đã gây ra một vết thương rất sâu và rất dài cho dân tộc Việt Nam. Hàng triệu người dân đã bỏ mình. Hàng triệu gia đình đã mất cha, mất chồng và mất con trên trận mạc. Cũng do chiến tranh để lại, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, ly tán và mất mát đau khổ trên biển xanh, trong rừng rậm, để lại một vết hận không nhỏ trong một bộ phận không nhỏ những gia đình phía chiến tuyến bên kia. Đó là niềm đau vô cùng lớn không chỉ riêng ai khi họ còn yêu đất nước.
Sự mất mát của thế hệ chúng tôi cả hai bên, sự mất mát của cả dân tộc tới ngày 30/4 khi đất nước yên súng, giang sơn thu về một cõi là sự đòi hỏi tất yếu của lịch sử, của dân tộc nhưng đó cũng đã phải trả với giá quá đắt. Và một câu hỏi luôn luôn làm tôi đau nhức là tại sao cứ phải căm thù khi tất cả đều là nòi giống Việt, khi mà xu hướng chung của nhân loại tiến bộ là hòa bình cho tất cả các dân tộc, cởi bỏ tất cả nỗi niềm và xóa đi đau đớn giận hờn với chính nỗ lực của từng con người chúng ta.
Rồi đây thế hệ chúng tôi cả hai phía sẽ theo quy luật sinh bệnh lão tử, rồi đây đất nước này dành cho và chỉ là cho các thế hệ sau chúng tôi; chúng không liên quan gì tới những hận thù trận mạc bấy nay và cười diễu cha anh nếu còn cố chấp. Vậy lý do gì để con người Việt Nam vẫn chia tách và hận thù về những điều đã qua mà không thực sự chung tay hàn gắn, nếu thực sự yêu thương đất nước và dân tộc này?
Theo VNN


Tôi xin đăng bài này từ Mõ làng, mời quý vị đọc.

Nhiều năm trở lại đây, một số tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, nấp dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền", thường đưa ra nhận xét, đánh giá xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Đáng tiếc là việc làm của các tổ chức, cá nhân này lại được một số nhân vật tự nhận là "nhà dân chủ" ở trong nước phụ họa theo.

Bức xúc trước vấn đề này, từ Hoa Kỳ, tác giả Trần Mai gửi tới Báo Nhân Dân bài Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ". Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Tôi muốn bàn về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi một số tổ chức phản động cực đoan của người Việt ở nước ngoài và một số phần tử cơ hội ở trong nước được sự "bảo kê" của một số cơ quan truyền thông, một số tổ chức nhân danh"dân chủ, nhân quyền" hỗ trợ tài chính qua các loại "giải thưởng"; từ đó xuyên tạc, bóp méo sự thật, rồi tung hô nhau là "nhà dân chủ" nhằm dễ bề lôi kéo dư luận khi bị pháp luật Việt Nam trừng phạt. Trước đây, tôi từng tranh luận với một người bạn là nhà báo tại Hoa Kỳ về đề tài dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Khi đó, người bạn tôi đang bị cái vòng "kim cô" chống cộng cực đoan (CCCÐ) siết chặt, dù các luận điểm anh đưa ra đều bị bẻ gãy, nhưng anh vẫn "không phục". Tôi nói với anh: "Theo tôi, khi viết bằng tất cả niềm tin vào sự thật thì chắc chắn không ai buộc tội mình được. Không chỉ nhà báo mới có cơ hội tiếp cận sự thật, nhà báo cũng không hẳn phải là người duy nhất vạch ra chân lý. Nhưng lương tâm của người cầm bút là biết hướng dư luận đi tới chân lý, sự thật". Anh bạn tôi lắng nghe, không nói gì.

Tuy sinh sống ở nước ngoài, nhưng là người con của dân tộc Việt Nam nên tôi biết, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đôi khi có cá nhân, tổ chức đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, thậm chí có người cam tâm phản bội. Gần đây, có người vì bất mãn, hoặc mờ mắt khi được các thế lực thù địch tâng bốc, hứa hẹn, đã bị các tổ chức xấu ở hải ngoại lợi dụng để chống lại Nhà nước Việt Nam, v.v. Tiếc thay, trong đó lại có một vài người được coi là trí thức. Từ việc họ làm, từ lời lẽ họ đưa ra, tôi thấy dường như họ đã trút bỏ những thứ mà gần như cả cuộc đời họ theo đuổi, rồi sám hối về một số việc họ cho là "lỗi lầm". Trong đó có người như là con kỳ nhông, sẵn sàng đổi màu để trở thành "nhà dân chủ", để được các thế lực thù địch ngợi ca, đưa ảnh lên in-tơ-nét như là "anh hùng", được nhắc tới tên trong thông báo hay lời kêu gọi của các tổ chức chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam. Theo dõi trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại, những người Việt luôn hướng về Tổ quốc như chúng tôi đã thấy họ chỉ là những con người cơ hội. Ðối với họ, quá khứ đau thương của dân tộc đã không còn ý nghĩa, mà tương lai cuộc "đấu tranh" của họ thì lại mơ hồ và ảo vọng; nếu thời thế đổi thay, có khi họ lại biến hình thành người khác!

Trước tiên, xin điểm qua mấy "nhà dân chủ, nhân quyền" ở hải ngoại, đó là người mà dân thường như chúng tôi vẫn gọi là các ông bà "mặt trơ trán bóng". Họ là người có bề dày "thành tích bất hảo", thành thạo trong việc vu khống, chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có người mấy chục năm nay chỉ làm cái việc xấu xa là lập ra các "tổ chức ma" để lừa bịp và quyên góp tiền bạc của người Việt không có điều kiện tìm hiểu hiện tình đất nước. Có thể kể ra Nguyễn Ngọc Bích, Võ Văn Ái, Nguyễn Tường Bách, rồi Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Hữu Lễ, Phạm Ngọc Lũy, Nguyễn Quốc Quân,... Những người này đã hợp bè kết đảng với nhau, tự xưng là "mạng lưới nhân quyền Việt Nam". Họ tiến hành vô số hoạt động CCCÐ, hằng năm trao "giải thưởng nhân quyền"cho các phần tử chống đối ở quốc nội. Các giải này được trao theo kiểu "anh trước em sau",người nào rồi cũng có. Người nhận giải là các nhân vật có hành vi vi phạm pháp luật đã bị Tòa án Nhân dân tuyên án, như Trần Anh Kim, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,... Không phải bà con ở hải ngoại không biết họ là ai, chúng tôi biết họ chỉ là mấy"nhà dân chủ cuội" và đã có rất nhiều ý kiến vạch rõ bản chất của họ, cùng những lời phê phán họ trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại.

Theo chỗ tôi được biết, hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận quyền con người: Thứ nhất, nhân quyền là quyền tự nhiên, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào và không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người; Thứ hai, quyền con người không phải là bẩm sinh và vốn có, mà phải do nhà nước quy định trong pháp luật; và đây là quan điểm đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong khi thực thi quyền con người. Ðiều này là đúng đắn, cần thiết, bởi đối với các chế độ chính trị - xã hội đề cao quyền con người, ngoài yêu cầu về tính văn hóa, mà trước hết và trực tiếp là các chuẩn mực đạo đức, việc mỗi người thực thi quyền của mình như thế nào để không làm ảnh hưởng tới quyền của người khác, việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, việc hạn chế các cơ quan hành pháp, cá nhân có trách nhiệm có thể vi phạm quyền con người,... phải được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Về vấn đề này, ngài Sérgio Vieira De Mello, nguyên Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc, người đã tử nạn khi đang làm việc tại Iraq năm 2003, từng phát biểu:"Văn hóa nhân quyền có được sức mạnh lớn nhất từ những mong muốn và hiểu biết của mỗi cá nhân. Trách nhiệm bảo vệ nhân quyền thuộc về các nhà nước. Nhưng chính những hiểu biết, tôn trọng, mong muốn về nhân quyền của mỗi cá nhân là điều mang lại kết cấu và sức bật hằng ngày cho nhân quyền".

Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, nhân quyền luôn là vấn đề được các chế độ chính trị - xã hội quan tâm, song không phải chế độ chính trị - xã hội nào cũng thật sự quan tâm bảo đảm về nhân quyền. Các "nhà dân chủ" trong nước thử nhìn sang những nước khác, bên một số ít quốc gia ở Bắc Âu có sự quan tâm nhất định, thì tại nhiều nước khác, việc vi phạm nhân quyền, chà đạp lên quyền con người,... vẫn khá phổ biến. Ngay tại Mỹ, nơi chúng tôi đang sống, nhân quyền nhiều khi cũng chỉ là câu khẩu hiệu, bởi tình trạng phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực trong trường học, việc xả súng bừa bãi,... vẫn tồn tại trong thời gian dài. Chẳng hạn theo số liệu của FBI, mỗi năm ở Mỹ có tới 30 nghìn người bị chết do các vụ bạo lực liên quan đến súng. Các "nhà dân chủ" ở quốc nội nên hiểu rằng, quốc gia có mô hình xã hội mà họ muốn mô phỏng và xây dựng ở Việt Nam, lúc nào cũng sử dụng trò chơi hai mặt, họ chỉ bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi. Hình như các "nhà dân chủ" ở quốc nội không thật sự hiểu được những lời ban tặng từ hải ngoại, để rồi biến mình thành con rối đáng thương. Vâng, nếu đất nước không có dân chủ và nhân quyền, người gốc Việt từ khắp năm châu đã không trở về nước làm ăn, sinh sống. Bản thân tôi cũng vậy, vì công việc và gia đình nên tôi không thể như người khác, nhưng hằng năm tôi vẫn trở về, và được tận mắt chứng kiến bao sự đổi thay trên quê hương, đất nước. Ðể nhìn rõ tính khách quan của vấn đề, tôi dẫn lại kết quả nghiên cứu của Viện Phát triển quốc tế Harvard thuộc Ðại học Harvard (Hoa Kỳ) sau khi khảo sát Việt Nam, nhà nghiên cứu Dam Fforde đánh giá: "Việt Nam có được những lợi thế chính trị quan trọng. Lên nắm quyền qua chiến tranh và cách mạng chứ không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt, năm 1975, Ðảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể với một quyền lực và tính hợp pháp không bị ai thách thức. Sau ba thập kỷ đấu tranh, Ðảng đã loại mọi đối thủ và khôi phục Việt Nam thành một nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Ðảng nằm trong số ổn định và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, đảng viên của Ðảng bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa, đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy động sự ủng hộ của quần chúng".

Ðương nhiên, chúng tôi cũng hiểu rõ những thách thức mà Ðảng Cộng sản Việt Nam có thể gặp phải trong vai trò là đảng cầm quyền. Một vấn đề khách quan luôn có thể đặt ra với bất kỳ đảng cầm quyền nào, là khả năng bị tha hóa bởi lạm quyền và quan liêu hóa. Ở hải ngoại, theo dõi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), gần đây là Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI), chúng tôi thấy Ðảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục chứng tỏ sự nghiêm túc khi nhìn thẳng vào sự thật, không che giấu khuyết điểm và hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp cấp bách và cơ bản để khắc phục, đưa đất nước đi lên. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi thấy rất rõ sự quan tâm, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước khi Ðảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm tiến hành các giải pháp cấp bách, cơ bản để xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Nhiều hành động công khai và minh bạch đã được tiến hành, thể hiện quyết tâm lớn trong chống tiêu cực, tham nhũng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Ðó là thông điệp rõ ràng, báo hiệu sự chuyển mình mạnh mẽ vì quyền lực và lợi ích của nhân dân, vì một nền dân chủ rộng rãi cho mọi người. Chúng tôi hiểu, việc một số tổ chức, cá nhân đặt vấn đề Việt Nam vi phạm quyền con người và đàn áp người bất đồng chính kiến, cần thực hiện "tam quyền phân lập",... thực chất là vu khống, xuyên tạc, thiếu thiện chí, không phản ánh đúng đắn tình hình trong nước thời gian qua. Trước sự thật không thể bác bỏ ấy, chúng tôi nghĩ, nếu các "nhà dân chủ" ở trong nước thực tâm mong muốn xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước được giữ vững, mọi người đều được tạo điều kiện để phát triển,... thì nên làm những việc ích nước, lợi dân. Hãy cống hiến và cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam hùng cường. Hãy là người Việt Nam chân chính để chúng tôi có thể học hỏi và noi theo.
Sáng qua một giàn khoan nước sâu hiện đại của Trung Quốc lên đường tới Biển Đông tác nghiệp. Hiện chưa rõ vị trí hoạt động của giàn khoan này.
Theo Xinhua, giàn khoan Hưng Vượng thuộc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) rời cảng tại thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, lên đường đến Biển Đông. Tuy nhiên, hãng tin không nói rõ địa điểm tác nghiệp cụ thể của giàn khoan này.
Giàn khoan Hưng Vượng do công ty CIMC Raffles liên doanh giữa Trung Quốc và Singapore lắp đặt, và được chuyển giao cho CNOOC vào tháng 11/2014.
203-139480-667598-5962-1430474677.jpg
Hưng Vượng, một trong nhiều giàn khoan nước sâu mà Trung Quốc trang bị trong thời gian gần đây. Ảnh: Sina
Giàn khoan này được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật hàng đầu của Singapore và Hàn Quốc, với khả năng tác nghiệp tại mức nước sâu nhất lên đến 1.500 mét và độ sâu của giếng khoan thăm dò đạt 7.600 mét.
Tải trọng của Hưng Vượng là 5.000 tấn, có đủ không gian cho 130 người hoạt động trên giàn khoan. Ngoài ra, hệ thống định vị động lực đặc biệt của giàn khoan này có thể đảm bảo hoạt động bình thường trong điều kiện gió bão cấp 12 tại Biển Đông.
Theo Sina, để chuẩn bị cho chuyến tác nghiệp lần này tại Biển Đông, CIMC Raffles trước đó đã tiến hành điều chỉnh kỹ thuật để đảm bảo giàn khoan có thể trực tiếp khoan giếng sau khi đến nơi.
Tháng 1, truyền thông Trung Quốc đưa tin giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 di chuyển trên Biển Đông để tới Myanmar tác nghiệp trong vòng hai tuần. Đây chính là giàn khoan mà Trung Quốc kéo vào đặt gần Hoàng Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014, gây phản ứng dữ dội từ nhiều bên.

Theo công ước về luật biển, tàu thuyền và phương tiện nước ngoài có quyền tự do đi lại trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển, nếu hoạt động đi lại đó không gây cản trở đối với quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
Tin từ Bộ Ngoại giao cho biết Chính phủ Việt Nam đã quyết định viện trợ khẩn cấp 50.000 USD góp phần giúp Nepal khắc phục hậu quả động đất.
Hậu quả của động đất tại Nepal

Trận động đất 7,9 độ Richter ngày 25/4/2015 đã phá hủy 135 ngàn căn nhà, làm hư hại gần 93 nghìn căn nhà khác, đặc biệt số người thiệt mạng do động đất đã lên gần 6.000 người.
Liên Hợp Quốc cho hay, 8 triệu người bị ảnh hưởng bởi động đất và 1,4 triệu người đang cần thực phẩm.
 Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Chính phủ Việt Nam ngày 1/5/2015 đã quyết định viện trợ khẩn cấp cho nhân dân Nepal 50.000 USD để góp phần  khắc phục hậu quả động đất.
Một em bé sống sót thần kỳ tại Nepal

Liên quan đến trận động đất, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác định thông tin từ nhiều nhóm người VN đang đi du lịch, công tác hoặc sinh sống tại Nepal rằng họ an toàn, một số nhóm đã và sẽ lên đường về Việt Nam.